Tính toán chiếu sáng cho nhà xưởng

Hệ thống chiếu sáng nhà xưởng cần được tính toán cụ thể và kĩ càng để đáp ứng các tiêu chuẩn trong chiếu sáng. Điều này không chỉ tác động tới hiệu suất lao động mà còn giúp thị lực không bị ảnh hưởng.

Hệ thống chiếu sáng nhà xưởng là chiếu sáng bề mặt làm việc của phân xưởng, đòi hỏi đáp ứng độ rọi, có thể điều chỉnh được hướng chiếu sáng, khi không làm việc có thể tắt đèn…

Dưới đây là một số phương pháp tính toán chiếu sáng cho nhà xưởng:

Tính toán chiếu sáng nhà xưởng bằng hệ số sử dụng Ksd


Có thể nói đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để tính toán chiếu sáng chung, bởi khi sử dụng phương pháp này để tính toán chúng ta sẽ không cần phải chú ý đến hệ số phản xạ của tường. Đó là một điểm thuận lợi, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là chỉ có thể áp dụng đối với những nhà xưởng có diện tích lớn hơn 10m2.  

Để áp dụng được theo phương pháp tính toán này trước tiên chúng ta cần xác định: - khoảng cách giữa các đèn nhà xưởng L (m)

-  Chỉ số phòng

- Tra bảng để tính hệ số sử dụng Ksd

- Hệ số tính toán Z lấy theo kinh nghiệm Z=0,8 ÷ 1,4

Tính từng điểm


Đây là phương pháp để tính toán đối với các nhà xưởng có yêu cầu ánh sáng quan trọng hơn, coi đèn là một điểm sáng để áp dụng định luật bình phương khoảng cách. Theo phương pháp này ta phải phân biệt để tính toán độ rọi đối với 3 trường hợp.

  • Độ rọi trên mặt phẳng ngang (Eng)
  • Độ rọi trên mặt phẳng đứng(Eđ)
  • Độ rọi trên mặt phẳng nghiêng (Engh)

Trong đó độ rọi E: được tính bằng tỷ lệ giữa quang thông F (lumen) và diện tích chiếu sáng S (m2) hay là tỷ lệ giữa cường độ chiếu sáng I và bình phương khoảng cách R.

Phương pháp tính toán chiếu sáng cho nhà xưởng gần đúng


Đây là phương pháp áp dụng để tính toán chiếu sáng đối với nhà xưởng có phòng nhỏ hoặc chỉ số phòng <0,5, yêu cầu tính toán không cần chính xác.

Khi sử dụng phương pháp này để tính toán chúng ta cần xác định được 2 đơn vị tính đó là công suất (p) và viện tích cần được chiếu sáng (s). Khi đã tính được 2 đơn vị đo này chúng ta sẽ tính được công suất tổng và chọn sơ bộ số đèn công suất mỗi đèn để biết chúng ta cần bao nhiêu bóng.

  

Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng cho nhà xưởng gần đúng với đèn ống


Đây là phương pháp người ta tính sẵn với 1 phòng được chiếu sáng bởi 2 đèn ống 30W (30x2 = 60) có độ rọi định mức Eđm = 100lx, đèn 60/220 có quang thông 1230lm. Để áp dụng phương pháp tính toán này cần tuân thủ các qui định:

a – chiều rộng phòng

H0 – là chiều cao của phòng

  • Phòng gọi là vừa khi = 2
  • Phòng gọi là nhỏ (hẹp) khi ≤1
  • Hệ số phản xạ của trần màu thẫm : ρtr=0.7;
  • Hệ số phản xạ của trần màu trung bình: ρtr=0.5;
  • Hệ số phản xạ của tường màu thẫm : ρtg=0.5;
  • Hệ số phản xạ của tường màu trung bình: ρtg=0.3

Hệ số an toàn K:

  • Khi phối quang trực xạ k=1.3
  • Khi phối quang phản xạ  k=1.5
  • Khi chủ yếu dùng phối quang trực xạ k=1.4
  • Khi dùng loại đèn ống có trị số đọ rọi khác Eđm =100lx thì công suất tổng các đèn cần thiết kế chiếu sáng cho nhà xưởng theo tỷ lệ để mang lại sự chính xác nhất.

Ngoài ra, khi tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng cần đáp ứng đủ 5 yêu cầu cơ bản dưới đây:

Yêu cầu cơ bản khi thiết kế chiếu sáng

Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin hãy kết nối với MES:

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CƠ ĐIỆN MES

Địa chỉ: 37, Huỳnh Văn Lũy, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Hotline:  088.678.77.99

Website: https://mes.vn/

https://meslighting