DO ĐÂU ĐÈN ĐƯỜNG LED LẠI ĐƯỢC ƯA CHUỘNG

Đèn đường không thể thiếu trong các tuyến phố, đô thị hiện nay. Có thể dễ dàng nhận thấy nó chiếm một khoản lớn điện năng. Vì thế việc chuyển đổi đèn truyền thống sang đèn LED đang được ưu tiên, nhưng vì sao đèn đường LED lại được tin dùng?

Đèn LED do MES sản xuất

Trong khoảng thời gian 24 giờ chia ra 12 giờ là ban ngày và phần còn lại là ban đêm. Và đó là một khoảng thời gian dài trong ngày con người cần tìm đến những thiết bị chiếu sáng để phục vụ cho cuộc sống.

I. Vì sao nên sử dụng đèn đường LED?

Từ lâu đèn đường đã được sử dụng để chiếu sáng các tuyến đường phố, xã hội phát triển hệ thống chiếu sáng đường phố lại càng trở nên quan trọng hơn. Từ khi xuất hiện đèn đường LED thể hiện được những ưu điểm vượt trội so với các loại đèn đường truyền thống gây lãng phí nguồn điện năng.

Không thể phủ nhận đèn đường truyền thống đã giúp cải thiện khả năng di chuyển của các phương tiện tham gia thông. Tuy nhiên chúng phát thải khí CO2 và ô nhiễm ánh sáng nghiêm trọng cho môi trường. Cùng đó theo tiêu chí quốc tế giảm lượng phát thải khí CO2 và vấn đề ô nhiễm ánh sáng đèn đường LED trở thành giải pháp tối ưu nhất hiện nay.

Đèn đường LED MES đa dạng công suất

II. Thiết kế và cấu tạo của đèn đường LED

Thiết kế và cấu tạo của đèn đường LED khắt khe và nghiêm ngặt để đảm bảo hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên về cơ bản cũng giống như những bộ đèn LED khác, bao gồm ba phần chính: Chíp LED, bộ phận tản nhiệt và bộ nguồn (driver).

Đèn đường LED hoạt động trong thời gian dài, dưới nhiều điều kiện thời tiết khác nhau vì vậy các bộ phận đều riêng biệt. Để có thể phát sáng liên tục và hiệu quả trong nhiều giờ liền đèn đường LED được trang bị những cụm chíp LED lắp ráp vào mạch sau đó là lắp với bộ phận tản nhiệt để trở thành một bộ đèn LED hoàn chỉnh.  Chíp LED được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong các bộ đèn đường LED là chíp LED COB. Bởi đây là loại chip có hiệu suất phát quang cao, siêu bền và cường độ ánh sáng không bị suy giảm sau thời gian dài hoạt động.

Vai trò của ba bộ phận cơ bản của đèn đường LED

a. Chip LED:

Đóng vai trò tạo ra nguồn sáng, chip LED được sử dụng trong các bộ đèn đường LED cần đáp ứng các yêu cầu khắt khe trong thiết kế như: cho nguồn sáng ổn định, ánh sáng chất lượng không nhấp nháy,… Một số chip LED chất lượng cao hàng đầu như: Cree, Bridgeluxe, Lumileds….

b. Bộ phận tản nhiệt:

Đây là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của bộ đèn vì thế để bộ đèn LED có thể tản nhiệt tốt nhất cần có thiết kế hợp lý và dẫn nhiệt bằng nhôm. Đặc biệt đèn đường LED được thiết kế các rãnh tạo điều kiện cho luồng không khí nóng đi ra ngoài khỏi chíp LED.

c. Bộ nguồn:

Cũng không kém phần quan trọng, bộ nguồn của đèn đường LED ảnh hưởng đến sự ổn định và tuổi thọ của đèn trong quá trình sử dụng. Khi đèn LED được sản xuất bằng các linh kiện điện tử có chất lượng cao thì chắc chắn sẽ có tuổi thọ cao và ngược lại.

III. Hiệu quả năng lượng đèn đường LED

Đèn đường LED trở thành giải pháp chiếu sáng thông minh nhờ khả năng tiết kiệm điện năng so với các loại đèn truyền thống như đèn cao áp Natri, cap áp Halogen…

Một bộ đèn đường LED chỉ cần một nửa năng lượng so với đèn truyền thống để tạo ra sản lượng ánh sáng của một đèn truyền thống. Ngoài ra, đèn LED không có hiện tượng tắt hẳn, khi đạt tuổi thọ định sẵn chúng chỉ giảm sản lượng ánh sáng cho đến khi cần được thay thế.

Một chiến dịch thay thế đèn LED được thực hiện tại 10 khu đô thị lớn nhất nước Mỹ cho kết qủa có thể giảm 1.2 triệu tấn khí CO2 hằng năm – tương đương với 212,000 xe ô tô chạy trên đường. Theo đó các nhà nghiên cứu tính toán có thể tiết kiệm ít nhất 90 triệu đô tiền điện mỗi năm.

Đèn đường LED chiếu sáng hiệu quả trong nhiều giờ

IV. Khả năng timer của đèn đường LED

Timer dimming hay còn gọi là chiết áp là thiết bị có chức năng được sử dụng với mục đích để điều khiển bật tắt và điều chỉnh độ sáng của đèn.

timer dimming có hoạt động dựa trên điều chỉnh của điện trở, từ đó có thể thay đổi cường độ dòng điện giúp điều chỉnh độ sáng của các thiết bị chiếu sáng.

Đèn đường LED sử dụng timer bởi cần đến sự thay đổi cường độ sáng khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Ví dụ: Vào giờ cao điểm, cụ thể từ 19h – 22h nhiều người tham gia giao thông cần ánh sáng cao. Sau khung giờ cao điểm có thể giảm mức độ sáng phù hợp, vừa tiết giảm chi phí mà vẫn đáp ứng ánh sáng…

Ngoài ra đèn đường LED còn có một số ưu điểm so với đèn truyền thống như: chiếu sáng định hướng nên toàn bộ ánh sáng được chiếu trực tiếp xuống mặt đất. Khi hoạt động phát ra lượng nhiệt thấp, tuổi thọ cao có thể lên tới 50.000 giờ. Tiêu thụ điện năng thấp và thân thiện với môi trường….

Việc chuyển đổi hệ thống chiếu sáng công cộng bằng đèn đường LED đang được các đô thị lớn quan tâm và thực hiện, nhằm tiết kiệm năng lượng và chi phí sửa chữa đồng thời có thể đem ánh sáng tiện nghi đến người tham gia giao thông.