Điện trở là gì?

Ta hiểu một cách đơn giản – Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn.

Trên thị trường có nhiều loại điện trở khác nhau. Tuỳ mục đích sử dụng của bạn mà dùng các loại trở khác nhau.

Thường điện trở được phân loại theo:

  • Phân loại điện trở theo độ chính xác: điện trở sai số 1%, 5%
  • Phân loại theo kiểu đóng vỏ: điện trở dán, điện trở chân cắm
  • Phân loại theo công suất chịu nhiệt: loại 1/8W, 1/4W, 1/2W, 1W, 2W, 3W…
  • Phân loại theo vật liêu: màng kim loại, loại màng cacbon…

  

Kí hiệu của điện trở

  

Cách đọc giá trị điện trở 

Giá trị của điện trở được vẽ trực tiếp trên thân điện trở. Nếu điện trở có 4 mạch vạch màu thì 3 vạch đầu tiên là biểu thị giá trị của điện trở, vạch thứ 4 là sai số của điện trở. Chi tiết về giá trị và sai số của điện trở được thể hiện trong bảng:

  

Dựa trên số vạch màu hiển thị trên thân điện trở ta sẽ có cách gọi khác nhau:

- Điện trở có 4 màu: 3 vạch giá trị thì 2 vạch đầu đọc là số, vạch thứ 3 là vạch mũ. Giá trị của điện trở bằng 2 vạch, 10  mũ vạch 3 và vạch thứ 4 là sai số.

- Điện trở có 5 – 6 vạch: 3 vạch đầu đọc liề nhau là giá trị điện trở, vạch thứ 4 là mũ, vạch thứ 5 là sai số. Giá trị của điện trở bằng: 3 vạch, 10 mũ vạch 4, vạch thưc 5 là sai số.

- Điện trở dán (Chip – resistor): giá trị của điện trở bằng 2 số đầu, 10 mũ số thứ 3.

Ví dụ:

 + Đối với điện trở nhỏ hơn 10 Ôm(Ohm): Giá trị của điện trở bằng : vạch 1+ vạch 2 chia cho 10 mũ vạch 3. Vạch 3: đen =0 ;vàng = 1; bạc 2;

Ví dụ:

Điện trở là linh kiện quan trọng không thể thiếu trong các thiết bị điện tử. Đóng vai trò quan trọng có thể: Khống chế dòng điện qua tải phù hợp, mắc điện trở thành cầu phân áp, tham gia vào các mạch tạo dao động R C sử dụng NE555.