ĐÈN LED LÀ GÌ? LED HOẠT ĐỘNG RA SAO?

Đèn LED trở nên thông dụng, nhưng chắc chắn các bạn chưa biết rõ về đèn LED. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu “Đèn LED là gì?”lịch sử đèn Led? Cấu tạo và hoạt động của Đèn Led ra sao? Nào chúng ta cùng đi tìm hiểu!

I. Đèn LED là gì?

LED là từ viết tắt của “Light Emitting Diode”. LED là thiết bị bán dẫn tạo ra ánh sáng, ban đầu LED chỉ được sử dụng để làm đèn tín hiệu như đèn thông báo… nhưng các chuyên gia đã nhận thấy sự ưu điểm vượt trội nên ngày nay chúng được sử dụng rộng rãi cho nhiều lĩnh vực chiếu sáng lớn nhỏ khác nhau.

Kiểu dáng của LED

Một số kiểu dáng LED thông dụng

II. Lịch sử đèn LED

Đèn LED có một lịch sử lâu đời từ năm 1907, một nhà vật lý người Anh phát hiện ra các tinh thể carbide silicon có thể tạo ra ánh sáng khi cho dòng điện đi qua. Từ đó các nhà nghiên cứu đã tiếp nối nhau tạo ra sự đa dạng về màu sáng của đèn LED, nổi trội là sự lai tạo ra đèn LED ánh sáng trắng là cuối những năm 1990.

Lịch sử phát triển đèn Led

Lịch sử phát triển của Đèn Led

Theo hình bên trên biểu tượng thể hiện diot với cực âm, cực dương và hai mũi tên thể hiện sự phát sáng.

III. Cấu tạo và hoạt động của đèn LED

Tương tự như một diot, đèn LED có cấu tạo bao gồm một cực âm và một cực dương được tách ra bởi một khối bán dẫn tại trung tâm. Toàn bộ được cài đặt trong một vỏ nhựa, có tác dụng như một lăng kính để định hướng ánh sáng phát ra ngoài.

Chíp Led

Kí hiệu điện tử của LED

Khi cho dòng điện chạy từ cực dương (P) tới cực âm (N), tại địa điểm hai bên mặt tiếp giáp P – N, một số điện tử bị lỗ trống thu hút. Khi chúng tiến lại gần nhau, chúng có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử trung hòa. Qúa trình này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng.

1. Quang phổ của bức xạ điện từ

Theo hình trên cho ta thấy, các thành phần ánh sáng có thành phần khác nhau có những bước sóng ngắn dài khác nhau. Ví dụ: hình trên ta thấy ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất là 700nm, trong khi đó tím có bước sóng ngắn nhất 400nm.

2. Cấu tạo cơ bản của một sản phẩm đèn LED chiếu sáng

Cấu tạo của LED

Cấu tạo của LED

Sơ đồ cầu tạo của Led

Cấu tạo đèn Led Bulb

Cấu tạo sản phẩm đèn LED bulb

Cấu tạo cơ bản của đèn LED thường có các bộ phận tương tự:

  • Lăng kính: Được sử dụng với vai trò phân bố ánh sáng theo hướng do vậy đèn LED có thể thay đổi góc chiếu sáng bằng lăng kính. Góc phân bố ánh sáng tiêu chuẩn của đèn LED là 180độ và ánh sáng phát ra vào khoảng nửa trên của bóng đèn. Để phân bố ánh sáng tốt thì chất lượng bề mặt, hình dáng của lăng kính rất quan trọng để đảm bảo sự lan truyền của ánh sáng và để hạn chế tổn thất trong sản lượng ánh sáng.
  • Chip LED:Là bộ phận quan trọng tạo ra ánh sáng cho đèn.
  • Lớp bề mặt: Thường dùng là kim loại PCB để gắn đèn LED, ngoài việc tạo sự chắc chắn để gắn Chip LED, lõi kim loại còn thực hiện vai trò tản nhiệt tiếp xúc với bề mặt tiếp xúc rộng hơn.
  • Lớp tiếp xúc: Thông thường là keo hoặc dầu mỡ, phần này được sử dụng để tối đa tiếp xúc khi gắn lớp bề mặt vào bộ phận tản nhiệt, giúp tối đa hóa khả năng tản nhiệt của đèn.
  • Bộ tản nhiệt: Thường có 2 loại là tản nhiệt chủ động và tản nhiệt bị động. Tản nhiệt chủ động thường là quạt dùng để lưu thông không khí. Tản nhiệt bị động sử dụng vây kim loại để làm tiêu tán nhiệt. Tản nhiệt chủ động thường giải nhiệt tốt hơn, nhưng trong các ứng dụng tản nhiệt bị động là đủ để giúp cho bộ đèn có nhiệt độ hoạt động tốt nhất.

Sự phát triển của công nghệ LED trong việc kiểm soát ánh sáng cũng như hạn chế tác động của ánh sáng tới con người và môi trường đã tạo nên chất lượng cuộc sống hoàn toàn mới. Có thể nói thể kỉ 21 là kỉ nguyên ánh sáng mới, khi mà con người đang trong thời đại công nghiệp 4.0 công nghệ được ứng dụng một cách thông minh và hợp lý. Trên đây là những cơ bản để trả lời “Đèn LED là gì? Và hoạt động như thế nào? Để nhận tư vấn trực tiếp hãy liên hệ tới:

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CƠ ĐIỆN MES

Địa chỉ:37, Huỳnh Văn Lũy, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Hotline:088 678 77 99

Điện thoại: (02743) 55 77 99

     Facebook: https://www.facebook.com/MESLighting/